Phật giáo hà giang

Trang tin của GHPHVN tỉnh Hà Giang

Please enter key search to display results.

  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Thông Báo
    • Tin phật sự
  • Văn bản
    • Pháp luật nhà nước
    • Văn bản hành chính
    • Văn bản quy phạm
  • Tổ chức
    • Ban ngành cấp tỉnh
    • Ban trị sự cấp huyện
    • Ban trị sự cấp tỉnh
  • Danh tăng
    • Danh tăng Hà Giang
  • Tự viện
    • Chùa Hà Giang
    • Chùa Việt Nam
    • Chùa thế giới
  • Phật học
    • Kinh luật phật giáo
    • Lịch sử phật giáo
    • Văn hóa phật giáo
  • Liên hệ
Trang chủ / Bài viết nổi bật / Phật học / Tin phật sự / Tin tức / Văn hóa phật giáo / Đại đức, TS. Thích Nguyên Toàn Trưởng BTS GHPGVN – tỉnh Hà Giang chia sẻ về ỹ nghĩa của ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu và lễ Cầu Siêu mùa Hiếu Hạnh.
15 Tháng 8, 2022

Đại đức, TS. Thích Nguyên Toàn Trưởng BTS GHPGVN – tỉnh Hà Giang chia sẻ về ỹ nghĩa của ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu và lễ Cầu Siêu mùa Hiếu Hạnh.

Lễ Vu Lan (ngày rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm) là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo, xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói). Vu Lan trở thành ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm và lòng biết ơn.

Ngày nay, lễ Vu Lan không đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà còn có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, hướng mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, về với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” với tổ tiên. Lễ Vu Lan của Phật giáo đã trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, báo ân, phù hợp với tinh thần tín ngưỡng thờ tổ tiên thiêng liêng của người dân Việt, là cuộc lễ mang đậm nét nhân văn, làm rạng rỡ đạo lý đền ơn đáp nghĩa của dân tộc.

Dưới đây là chia sẻ của Đại đức, TS. Thích Nguyên Toàn; Uỷ viên dự khuyết HĐTSTƯ GHPGVN, Trưởng ban Trị sự, Trưởng ban Ban Tăng sự, Trưởng ban Ban Kinh tế Tài chính GHPGVN tỉnh Hà Giang, Giảng viên sau Đại học Viện Trần Nhân Tông – Đại học Quốc Gia Hà Nội, Giảng viên Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Hà Nội, Trụ trì chùa Thiên Ân – tỉnh Hà Giang. Về ỹ nghĩa của ngày lễ “Vu Lan – Báo Hiếu” và lễ Cầu Siêu mùa hiếu hạnh. Theo Đại đức, TS. Thích Nguyên Toàn lễ Vu Lan trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân theo phong tục Á Đông. Theo tín ngưỡng dân gian, đây là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế; đây cũng là ngày mọi tù nhân ở Địa ngục có cơ hội được xá tội, thoát sanh. Vì thế, ngoài mâm cúng ông bà, tổ tiên trong nhà thì vào lễ Vu Lan mọi người còn cúng thêm mâm ngoài trời gọi là cúng chúng sinh dành cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa. Đối với Phật giáo, trong dịp lễ Vu lan, phật tử thường cầu siêu cho người đã khuất, làm phúc bố thí, phóng sinh để tích phước cầu an, cầu mong cho cha mẹ được tăng phúc tăng thọ, hóa giải nghiệp chướng…

(hình ảnh minh hoạ về mâm lễ cúng chúng sinh ngoài trời)

Ngoài ra, trong dịp lễ Vu Lan, khi đến chùa các phật tử sẽ được cài lên áo một bông hoa hồng: màu đỏ tượng trưng cho người còn mẹ và màu trắng cho ai đã mất mẹ. Với những ai may mắn được cài bông hồng đỏ trên ngực áo thì được nhắc nhở hãy cố gắng hết lòng vâng lời, hiếu kính, lễ phép với cha mẹ. Còn người cài hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở không bao giờ quên ơn cha mẹ, đồng thời giữ nền nếp gia phong, anh em hòa thuận.

Ngày nay, Đại lễ Vu Lan đã được hiểu với ý nghĩa rộng hơn: Kêu gọi ý thức xã hội về tinh thần đền ơn đáp nghĩa của Đức Phật, khuyến khích con người tri ân, đền ơn bốn nguồn ân đức, đó là: Tri ân và đền ơn cha mẹ sinh thành; thầy cô giáo những người dạy dỗ, truyền đạt tri thức cho con người; tri ân các bậc tiền bối đã dựng xây đất nước, các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh mang lại độc lập, chủ quyền thiêng liêng cho toàn đất nước và cuối cùng là tri ân chính đồng loại con người.

Trong thời đại ngày nay, tinh thần đạo hiếu cần được đề cao, biểu dương mạnh mẽ hơn để truyền thống đó luôn được bồi đắp, ngày càng trở thành sức mạnh văn hóa của dân tộc hôm nay và mãi mãi về sau./.

Dưới đây xin gửi đến quý vị phật tử đoạn video phỏng vấn Đại đức, TS. Thích Nguyên Toàn do nhóm phóng viên “Dưới Bóng Bồ Đề” thực hiện.

Tin, ảnh: Cư Sĩ _ Tuệ Trí

Tin mới nhất

Bí thư Tỉnh ủy Hầu A Lềnh tiếp Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Giang

5 Tháng 3, 2025

Hà Giang: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh gặp mặt đầu xuân và triển khai hoạt động Phật sự 2025

27 Tháng 2, 2025

Hà Giang: Bàn giao nhà tại 2 huyện Xín Mần và Hoàng Su Phì

21 Tháng 2, 2025

Hà Giang; BTS Phật giáo Tỉnh tặng quà Tết cho bà con có hoàn cảnh khó khăn

13 Tháng 1, 2025

Hà Giang: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh tặng quà tết đến gia đình có hoàn cảnh khó khăn

9 Tháng 1, 2025

LIÊN KẾT WEBSITE

  • Phật giáo Việt Nam
  • Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội
  • Thư viện Hoa Sen

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH HÀ GIANG

  • Chịu trách nhiệm nội dung: Đại Đức Thích Đức Minh. Uỷ viên Thường trực Ban Trị sự, Trưởng ban Ban Thông tin Truyền thông GHPGVN tỉnh Hà Giang
  • Văn phòng: Chùa Thiên Ân tổ 14 thị trấn Việt Quang huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang.
  • Email: vpghhg@gmail.com hoặc phatgiaohagiang@gmail.com
  • Liên hệ Phật sự: Đại Đức Thích Đức An – 096.133.53.45 Uỷ viên Thường trực, Phó Thư ký – Chánh Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hà Giang
  • Tin, ảnh: Cư sĩ _ Tuệ Trí

© 2022 Bản quyền thuộc về PHẬT GIÁO TỈNH HÀ GIANG

Đăng nhập

Nhập thông tin tài khoản!
Registration complete. Please check your email.
Quên mật khẩu?

Tạo tài khoản

Tên đăng nhập hoặc địa chỉ Email không hợp lệ.
Xác nhận đăng ký sẽ được gửi qua email cho bạn.
Đăng nhập Quên mật khẩu?

Đặt lại mật khẩu

Email đặt lại mật khẩu đã được gửi.
Không thể gửi email. Lý do có thể: máy chủ của bạn có thể đã tắt chức năng thư.
Mật khẩu sẽ được gửi đến bạn bằng email.
Đăng nhập
×